Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Trung Quốc

Thứ Ba, 01/05/2012, 15:25 [GMT+7]

1- Chống tham nhũng phải từ trong Đảng

Trung Quốc cho rằng bên cạnh việc tích cực củng cố xây dựng, chỉnh đốn Đảng thì cần phải quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Một Đảng cầm quyền nếu công tác quản lý cán bộ lỏng lẻo thì hậu quả rất khó lường, vì tham nhũng phát sinh từ những bất cập trong việc chọn người và dùng người. Thông  qua  đi  sâu  triển  khai  công  tác  đấu  tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng tác phong liêm chính trong đảng, đã hình thành khung cơ bản hệ thống chế độ luật pháp và cơ chế công tác, cũng như tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc cơ bản, phương châm công tác, bố  cục  công  tác  trong  việc  phòng,  chống tham nhũng, phù hợp với tình tình hiện nay của  Trung  Quốc;  xúc  tiến  hữu  hiệu  công cuộc xây dựng nền kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, xã hội chủ nghĩa, duy trì được cục diện ổn định cho cải cách và phát triển; làm trong sáng đội ngũ và tổ chức đảng, tăng cường sức sáng tạo, sức ngưng kết và sức chiến đấu của đảng; giành được lòng dân, củng cố nền tảng vững chắc của đảng.


Đoàn cán bộ Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương thăm và làm việc tại Trung Quốc

Đảng cộng sản Trung Quốc đã rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng tác phong liêm chính trong đảng vừa qua:

- Nhất thiết phải kiên trì hệ thống lý luận Chủ nghĩa xã hội phù hợp với đất nước làm chỉ dẫn, đảm bảo phương hướng đúng đắn trong  cuộc  đấu  tranh  phòng,  chống  tham nhũng và xây dựng tác phong liêm chính trong đảng.

- Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát, nghiêm trị đối với sai phạm. Luôn đặt cuộc

đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng tác phong liêm chính trong đảng vào vị trí nổi bật trong công tác.

- Kiên trì đường lối cơ bản của đảng, luôn đặt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng tác phong liêm chính trong đảng vào đại cục công tác của đảng và nhà nước.

- Lấy con người làm gốc, thiết thực bảo vệ lợi ích cơ bản của quần chúng nhân dân và lợi ích hợp pháp của cán bộ, đảng viên.

- Kiên trì phương châm 16 chữ: “Trị gốc lẫn ngọn, trị lí tổng hợp, trừng phòng đi đôi, chú trọng phòng ngừa” lấy việc hoàn thiện thể chế trừng trị và phòng ngừa tham nhũng làm trọng điểm; đồng thời tăng cường xây dựng, khởi xướng liêm minh.

- Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị, bám sát thời đại với tinh thần cải cách và sáng tạo, thúc đẩy công cuộc xây dựng tác phong liêm chính trong đảng và công cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

- Kiên trì sự lãnh đạo của đảng, thiết lập và hoàn thiện thể chế lãnh đạo và cơ chế công tác trong việc phòng, chống tham nhũng.

Hiện Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy việc xây dựng đảng phong liêm chính tại nông thôn, coi đây là nhu cầu khách quan của việc thúc đẩy cải cách phát triển nông thôn để củng cố cơ sở cầm quyền tại nông thôn của đảng, góp phần thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng tại nông thôn; đồng thời cũng là mảng thí điểm quan trọng về con đường  phòng,  chống  tham  nhũng  đặc  sắc Trung Quốc. Trung Quốc rất chú trọng kinh nghiệm  phòng,  chống  tham  nhũng  của Singapore, Đài Loan.

2-  Xây  dựng  và  thực  thi  pháp  luật nghiêm minh

Tham nhũng luôn gắn liền với quyền lực. Quyền lực tuyệt đối dễ dẫn đến tham nhũng. Do đó, pháp luật không chỉ là để quản lý xã hội mà là “quản lý quan”, “quản lý công việc của quan” và giám sát quyền lực. Do đó, Trung Quốc thực hiện quan điểm: “có luật cần phải theo, chấp hành phải nghiêm, vi phạm pháp luật phải truy cứu và mọi người bình đẳng trước pháp luật”. Hiện nay Trung Quốc vẫn cấm các đơn vị trong lực lượng công an, quân đội làm kinh tế thị trường; cấm vợ, con cán bộ lãnh đạo chủ chốt lập công ty kinh doanh. Trung Quốc dùng hệ thống pháp

luật chặt chẽ để ngăn cấm bất kỳ hành vi kinh tế nào thiếu sự giám sát và ràng buộc từ bên ngoài, ngăn ngừa tham nhũng nảy sinh trong môi trường tuyệt đối hóa quyền lực. Dùng pháp luật để ngăn chặn tham nhũng.

Tính từ Đại hội 16 Đảng cộng sản Trung Quốc đến năm 2009 riêng Bộ Giám sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương ban hành, sửa đổi 170 văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, phối hợp ban hành 50 văn bản; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc ban hành trên 1.200 văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Từ đầu năm 2010 đến hết tháng 9/2010 các cơ quan giám sát và kiểm tra kỷ luật các cấp của Trung Quốc phát hiện, xử lý 115.420 vụ tham nhũng; đã kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính 106.626 đảng viên. Trong đó rất coi trọng chống hối lộ thương mại, từ tháng 01 đến tháng 9/2010 đã xét xử các vụ án hối lộ thương mại với số tiền là 3,2 tỷ Tệ (tương đương khoảng 10.000 tỷ VNĐ).

3- Tăng cường minh bạch trong sử dụng công quyền, phát huy hiệu quả cơ chế giám sát của dư luận xã hội và giám sát của công chúng

Trung Quốc đang áp dụng công khai chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, viên chức nhà nước trên mạng thông tin điện tử. Tại trụ sở của tất cả các cơ quan nhà nước các cấp đều có hệ thống máy  vi tính, có hướng dẫn cụ thể cách truy cập để bất kỳ người dân nào có nhu cầu có thể kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của viên chức.  Trung  Quốc  rất  coi  trọng  phương châm: “Nhất tập trung thì có lợi cho quần chúng; nhất công khai thì có lợi cho chống tham nhũng”.

Trung Quốc xác định giám sát bằng các phương tiện truyền thông là hình thức giám sát có hiệu quả nhất đối với các phần tử tham nhũng, vì đây chính là lực lượng tích cực nhất trong việc phòng ngừa, phát hiện tham nhũng. Báo chí có tác dụng công khai, đưa các phần tử tham nhũng ra ánh sáng, nhằm tạo ra áp lực lớn về tư tưởng và tâm lý đối với phần tử tham nhũng. Nó trở thành sức mạnh  to  lớn  trong  chống  tham  nhũng  và khuyến khích, vận động dư luận xã hội đấu tranh chống tham nhũng. Trung Quốc đã xây dựng được cơ chế để các cơ quan báo chí và người làm công tác báo chí có quyền độc lập tự chủ trong việc lấy tin, viết bài được pháp luật bảo hộ khi bị ngăn cản, can thiệp, đả kích. Các cơ quan ngôn luận được độc lập tương đối. Mặt khác, Trung Quốc cũng xây dựng và phát huy vai trò giám sát của công dân đối với chính quyền. Dư luận của công dân tạo nên sức ép của cả một cộng đồng, một khu vực để nói lên quan điểm, sự đánh giá của họ đối với cơ quan công quyền thông qua báo chí và các nguồn gián tiếp khác.

Điều này đã phát huy được tác dụng của nhóm quyền lực thứ tư trong xã hội - quyền lực của báo chí và công luận. Chính vì vậy, theo thống kê có tới 80% vụ án tham nhũng khám phá được là do nhân dân, báo chí tố giác và hơn 90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối

4. Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng

Trung  Quốc  khẳng  định  bên  cạnh  việc dùng hình phạt nặng để chống tham nhũng cần phải tăng cường việc giáo dục tính Đảng, phong cách làm việc của Đảng, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và thẳng thắn thừa nhận một vấn đề còn tồn tại trong Đảng hiện nay là tính Đảng, phong cách Đảng ở một số cá  nhân  thiếu  trong  sạch,  cần  phải  được chỉnh đốn. Trung Quốc cũng chỉ rõ, trước những yêu cầu của tình hình mới, Đảng và Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đạo đức nhằm nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân đồng thời phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng  nhân  dân  để  công  cuộc  đấu  tranh phòng, chống tham nhũng đạt hiệu quả cao.

Các đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng và Chính quyền đi đầu giảng bài về đề xướng xây dựng liêm chính. Đưa giáo dục chống tham nhũng, xây liêm chính vào quy hoạch bồi dưỡng giáo dục cán bộ, vào kế hoạch giảng  dạy  của  trường  Đảng,  trường  hành chính các cấp.

Trung  Quốc  áp  dụng  nhiều  hình  thức tuyên truyền phòng, chống tham nhũng nhẹ nhàng, linh hoạt nhưng hiệu quả. Tại trụ sở nhiều cơ quan đặt câu: “Lấy tham nhũng làm liêm sỉ, lấy liêm chính làm vẻ vang”, nhiều nơi còn đặt biểu tượng đồng Nhân dân tệ với dòng chữ “Hãy cẩn thận, đồng tiền có gai”.

Các hoạt động như sáng tác tiểu phẩm, bài hát, tranh vẽ, áp phích, câu đối về phòng, chống tham nhũng, xây dựng liêm chính rất được phổ biến; đã tổ chức nhiều cuộc thi về chủ đề này đến cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Nâng cao hiệu quả công tác điều tra  phát hiện, xử lý vụ án, vụ việc tham nhũng trong tình hình mới

Ngoài tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý tham nhũng ở các cấp, các ngành, Trung Quốc cũng tập trung phát hiện tham nhũng trên một số lĩnh vực trọng điểm như: đất đai, năng lượng, bảo vệ môi trường, cấp vốn tái thiết các khu vực sau các thảm họa thiên tai.

Trung Quốc rất coi trọng kiểm tra, giám sát tiền của cán bộ, viên chức gửi ra nước ngoài cho con cái ăn học; kiểm soát chặt việc gia đình cán bộ, viên chức đi nước ngoài, lợi dụng việc sửa chữa, mua sắm nhà cửa để tham ô, nhận hối lộ.

Việc áp dụng những hình phạt nặng đối với những hành vi tham nhũng sẽ có tác dụng răn đe đối với các phần tử tham nhũng, đồng thời giáo dục họ có ý thức tôn trọng pháp luật.

Để tăng cường phối hợp, chỉ đạo và đôn đốc các vụ án quan trọng, phức tạp, Trung Quốc tăng cường sự hiệp tác phối hợp của các cơ quan chấp hành pháp luật, kỷ luật như kiểm tra kỷ luật, xét xử, kiểm sát, công an, giám sát, thanh tra tài chính; phối hợp xử lý vụ án xuyên khu vực và phòng ngừa chạy trốn, truy đuổi, truy tìm tang vật, hình thành thêm một bước hợp lực chỉnh thể xử lý tham nhũng.

Để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham  nhũng,  Trung  Quốc  hiện  áp  dụng phương châm: “Sự thực rõ ràng, chứng cứ xác thực, định tính chuẩn xác, xử lý thích đáng, thủ tục hoàn thiện, trình tự hợp pháp”.

6.  Thành  lập  Cục  Phòng  ngừa  tham nhũng Quốc gia Trung Quốc

Việc  thành  lập  Cục  Phòng  ngừa  tham nhũng Quốc gia Trung Quốc là một giải pháp quan trọng được Chính phủ Trung Quốc tiến hành, là phương châm chiến lược kiên trì phòng, chống tham nhũng và phản ánh cam kết của Chính phủ Trung Quốc trong việc triển khai thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng. Ngày 13/9/2007, Cục Phòng ngừa tham nhũng Quốc gia Trung Quốc  được  thành  lập,  có  phạm  vi  trách nhiệm và cơ cấu tổ chức như sau:

a) Phạm vi trách nhiệm

- Chịu trách nhiệm phối hợp tổ chức, quy hoạch tổng hợp, ấn định chính sách, kiểm tra chỉ đạo đối với công việc phòng ngừa tham nhũng của cả nước. Cụ thể: Đẩy mạnh việc biên soạn xây dựng cơ chế, phối hợp phòng ngừa tham nhũng; xây dựng kế hoạch chung; thường  xuyên  đánh  giá  kết  quả  công  tác phòng, chống tham nhũng ở các lĩnh vực và địa bàn; thúc đẩy toàn diện việc phòng ngừa tham nhũng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiến hành việc thiết lập các cơ chế, chính  sách  phòng,  chống  tham  nhũng  và hướng dẫn thực hiện; quy định rõ tiêu chuẩn, định mức làm cơ sở pháp lý cho phòng ngừa tham nhũng; tăng cường kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.

Phối  hợp  và  hướng  dẫn  phòng  ngừa tham nhũng trong các doanh nghiệp,  các tổ chức xã hội, như: Soạn thảo các văn bản hướng  dẫn  việc  phòng  ngừa  tham  nhũng; giúp các tổ chức thương mại xây dựng các quy định phù hợp với phương thức hoạt động và kinh doanh theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự cạnh tranh và bình đẳng trong kinh doanh; phòng ngừa việc hối lộ trong lĩnh vực kinh doanh để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường; tiến  hành  công  cuộc  phòng,  chống  tham nhũng ở các địa bàn trên phạm vi cả nước; huy động sự tham gia của toàn xã hội; tiến hành sự giáo dục liêm chính; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng, chống tham nhũng.

- Chịu trách nhiệm hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.

Tuy là đơn vị cấp cục nhưng rất được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Gần đây Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã chỉ thị phải nâng cao năng lực của Cục Phòng ngừa tham nhũng.

b) Cơ cấu tổ chức, bộ máy, hoạt động Cục Phòng ngừa tham nhũng Quốc gia Trung Quốc được đặt tại Bộ Giám sát. Tổ chức bộ máy của Cục gồm 04 phòng nghiệp vụ; tổng biên chế hiện có trên 30 cán bộ. Cục không có cơ cấu đến các cấp nên việc kiểm tra đánh giá hiệu quả những nội dung do Cục ban hành đang có hạn chế. Để khắc phục, hiện nay Trung Quốc đang chỉ đạo thí điểm  thiết  lập  cơ  quan  phòng  ngừa  tham nhũng chuyên trách ở một số tỉnh, thành phố trực  thuộc  Trung  ương.  Cơ  quan  này  đặt trong Sở Giám sát, do Giám đốc Sở Giám sát tỉnh, thành phố kiêm trưởng cơ quan. Cơ quan có 6 biên chế, gồm 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng. Đang xin cơ chế một phó giám đốc sở giám sát chuyên trách, có văn phòng cơ quan riêng như mô hình Cục Phòng ngừa tham nhũng. Hiện đã có 9 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập cơ quan này. Trung ương chỉ thống nhất về mô hình, chức năng, nhiệm vụ; không bắt buộc tỉnh, thành phố nào cũng phải thành lập, nhưng khuyến cáo nếu thấy chín muồi thì thành lập cơ quan phòng ngừa tham nhũng của tỉnh, thành phố.

Qua khảo sát tình hình phòng, chống tham nhũng  ở  Trung  Quốc,  có  thể  thấy:  Trung Quốc là quốc gia có bề dày kinh nghiệm trong  công  cuộc  đấu  tranh  chống  tham nhũng, đặc biệt là phương pháp, hình thức triển khai các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Trung Quốc rất coi trọng xây dựng tác phong liêm chính trong Đảng, trước hết là lãnh đạo chủ chốt các cấp trong cơ quan Đảng, nhà nước; lấy nông thôn là nơi thí điểm triển khai xây dựng liêm chính, lấy văn hóa gia đình là một cơ sở quan trọng để giáo dục liêm chính.

Bùi Thị Thu Huyền

(Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương)

;
.