Thái Nguyên: Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng

Thứ Năm, 26/02/2015, 16:21 [GMT+7]
    Năm 2014, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị tỉnh Thái Nguyên thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng, ban hành kịp thời các văn bản phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 
 
    Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống tham nhũng; thực hiện công khai minh bạch trong các lĩnh vực như tài chính, xây dựng cơ bản, đất đai, tổ chức cán bộ; minh bạch tài sản, thu nhập; thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí và kịp thời phát hiện, xử lý tham nhũng. Hoạt động của Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh. 
 
 
Hội nghị triển khai nhiệm vụ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm phòng ngừa tham nhũng của tỉnh Thái Nguyên
Hội nghị triển khai nhiệm vụ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhằm phòng ngừa tham nhũng của tỉnh Thái Nguyên
    
    Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách, nghị quyết, pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của hội nghị Trung ương 5 (kháo XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung năm 2012; Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 20/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống tham nhũng.
 
    Kiểm tra, đôn đốc các cấp ủy, tổ chức Đảng trong việc chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 33CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 16-KH/BCĐTW ngày 05/8/2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về việc kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại ngành ngân hàng.
 
    Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, tập trung vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.
 
    Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài vượt cấp. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với các nội dung, hình thức đa dạng, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, góp phần nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân.
 
    Các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện luật về phòng, chống tham nhũng hầu hết được các cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép cùng với nội dung thanh, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy một số cơ quan, đơn vị còn xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng chung chung, thực hiện công khai, minh bạch hoạt động chưa đầy đủ theo quy định… 
 
    Cơ quan điều tra khởi tố 13 vụ/ 18 bị can về các tội phạm tham nhũng, tài sản thiệt hại 4.047.475.000 đồng, 74.536m2 đất rừng, 398m2 đất công. Tài sản thu giữ, thu hồi: 1.855.475.000 đồng, 74.536m2 đất rừng, 398m2 đất công. Viện kiểm sát nhân dân các cấp truy tố 05 vụ/07 bị can. Tòa án nhân dân các cấp xét xử sơ thẩm 04 vụ/ 04 bị cáo.
                                                                                     Lê Hiếu
                                                                                      (VOV)
;
.