Hậu Giang: Ngành thanh tra chuyển cơ quan điều tra 07 vụ, 22 cá nhân có hành vi tham nhũng

Chủ Nhật, 21/02/2016, 15:41 [GMT+7]
    10 năm qua, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng được các cấp, các ngành tỉnh Hậu Giang tập trung chỉ đạo thực hiện và xử lý nghiêm, có tác dụng giáo dục, răn đe để phòng ngừa tham nhũng.
 
    Qua công tác tự kiểm tra nội bộ đã phát hiện 01 cá nhân tham nhũng với số tiền 6.500.000 đồng, đã thu hồi nộp ngân sách và xử lý kỷ luật cách chức về đảng. 
 
    Cơ quan thanh tra các cấp, các ngành đã tiến hành 11.315 cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện sai phạm về kinh tế số tiền 60.464.262.247 đồng; kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 11.480.324.335 đồng; đã thu hồi 7.232.820.490 đồng; kiến nghị giảm trừ quyết toán và kiến nghị khác số tiền 40.243.596.000 đồng; xử lý vi phạm hành chính số tiền 14.228.841.000 đồng; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm và xử lý kỷ luật 44 tập thể và 352 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 07 vụ, 22 cá nhân có hành vi tham nhũng.
 
UBND tỉnh Hậu Giang tặng Bằng khen cho 27 tập thể, 55 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2006 – 2015
UBND tỉnh Hậu Giang tặng Bằng khen cho 27 tập thể, 55 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2006 – 2015
    Các cấp, các ngành trong tỉnh đã thụ lý giải quyết 10.888 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh thuộc thẩm quyền (đạt 100%). Qua đó, phát hiện 11 vụ 26 cá nhân tham nhũng với số tiền 1.681.363.247 đồng, đã xử lý hành chính 08 vụ 09 cá nhân (cảnh cáo 03, chuyển công tác 02, buộc thôi việc 04), chuyển cơ quan điều làm rõ 03 vụ 17 cá nhân.
 
    Cơ quan Công an đã khởi tố điều tra 27 vụ, 42 bị can, đề nghị truy tố 23 vụ, 36 bị can (trong đó: cấp huyện thụ lý 18 vụ, 29 bị can, tài sản thiệt hại 1.582.989.049 đồng, tài sản thu hồi cho Nhà nước 1.466.759.049 đồng, chuyển truy tố 18 vụ, 29 bị can; cấp tỉnh thụ lý 09 vụ, 13 bị can, tài sản thiệt hại là 4.146.510.277 đồng, tài sản thu hồi cho Nhà nước là 617.831.744 đồng, chuyển theo thẩm quyền 02 vụ, 04 bị can, đình chỉ điều tra 02, vụ 02 bị can, chuyển truy tố 05 vụ, 07 bị can).
 
    Viện Kiểm sát nhân dân các cấp thụ lý 27 vụ, 40 bị can, truy tố chuyển Tòa án 27 vụ, 40 bị can (tài sản thiệt hại là 283.236.158 đồng, đã thu hồi cho Nhà nước là 171.236.058 đồng; tài sản chiếm đoạt là 234.335.184 đồng, đã thu hồi cho Nhà nước đạt 100%). 
 
    Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 22 vụ, 22 bị cáo, đã xét xử 22 vụ, 22 bị cáo, với mức án cao nhất cho tội phạm tham nhũng là 15 năm, thấp nhất là 03 năm.
 
    Nhìn chung, hầu hết các hành vi tham nhũng đều được phát hiện qua công tác thanh tra, điều tra và được xử lý nghiêm theo quy định, với mức xử lý nghiêm mang tính răn đe, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, việc phát hiện hành vi tham nhũng qua công tác tự thanh tra, kiểm tra nội bộ còn rất hạn chế. 
 
    Tổng số tài sản tham nhũng phải thu hồi là 1.612.640.640 đồng. Đã thu hồi cho Nhà nước số tiền 1.518.018.640 đồng, đạt 94,13%. Trong đó: tổng số tài sản tham nhũng phải thu hồi qua công tác thanh tra, kiểm tra là 983.354.640 đồng. Đã thu hồi cho Nhà nước số tiền 983.354.640 đồng, đạt 100%. Tổng số tài sản tham nhũng phải thu hồi qua công tác giải quyết tố cáo, phản ánh là 205.294.000 đồng. Đã thu hồi cho Nhà nước số tiền 191.700.000 đồng, thu hồi trả lại cho công dân 13.594.000 đồng, đạt 100%. Tổng số tài sản tham nhũng phải thu hồi qua công tác thi hành án là 423.992.000 đồng. Đã thi hành được 329.370.000 đồng, đạt 77,68%; số còn lại phải thi hành là 94.622.000 đồng. 
 
    Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn do đối tượng tham nhũng có hành vi tẩu tán tài sản, không có khả năng khắc phục hoặc cố tình không khắc phục về tài sản liên quan đến tham nhũng do đang chấp hành hình phạt tù.
 
    Về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện Luật PCTN, từ năm 2006 đến 31-8-2015, cơ quan Thanh tra các cấp, các ngành đã thực hiện 315 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Qua thanh tra cho thấy: các cơ quan, đơn vị, địa phương đều có sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện cơ bản tốt các quy định của pháp luật về PCTN, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn một số hạn chế thiếu sót như: Thiếu cụ thể hóa bằng văn bản để thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; cụ thể hóa các chế độ, định mức tiêu chuẩn để áp dụng tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Một số cơ quan, đơn vị, còn lúng túng trong việc kê khai minh bạch tài sản, thu nhập hàng năm, còn vi phạm về trình tự thủ tục, thời gian. Công tác giám sát, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN còn mang tính hình thức, qua giám sát, kiểm tra chưa phát hiện được hành vi tham nhũng.
Thành Đạt
(VOV)
;
.