Đánh giá bộ tiêu chuẩn ISO 37001 trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng

Thứ Ba, 27/02/2018, 15:20 [GMT+7]
    Minh bạch đang trở thành thước đo quan trọng trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng (PCTN), đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
 
    Tháng 10-2016, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 37001 với những yêu cầu, hướng dẫn cụ thể để tạo lập, duy trì, rà soát, cải tiến nhằm hạn chế các hành vi tham nhũng, hối lộ và được hoạt động độc lập hoặc tích hợp vào hệ thống quản lý chung đang vận hành.
 
    Tuy nhiên, việc áp dụng ISO 37001 tồn tại nhiều vướng mắc bởi lẽ: ISO 37001 không phải là bộ luật, không bắt buộc với doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn, nguyên tắc chống tham nhũng đã ban hành và áp dụng hiệu quả trước đó.
 
    Về bản chất, bộ tiêu chuẩn ISO 37001 dựa trên nguyên tắc chống tham nhũng đã được công bố. Do vậy, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn không khác gì việc cam kết tuân thủ tốt quy tắc chống tham nhũng hiện nay. Cùng với đó, ISO 37001 không mang tính bắt buộc trong khi cuộc chiến chống tham nhũng cần tới sự chung tay từ chính trị, lập pháp, hành pháp, mà điều này vượt quá năng lực tổ chức phi Chính phủ như Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế. 
 
    Tham nhũng quốc tế là vấn đề phức tạp, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa điều tra viên với pháp lý và tài chính. Không thể phủ nhận thực tế thường diễn ra tại một số quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao là hành vi hối lộ chạy án, dù kiểm toán độc lập đóng vai trò quan trọng hỗ trợ cơ quan hành pháp. Thêm vào đó, vai trò người lao động cần xem xét thấu đáo bởi họ góp phần không nhỏ trong tố giác tham nhũng, hối lộ.
 
    Ngôn ngữ không nên áp đặt theo ngôn ngữ chung và trở thành rào cản bởi bộ tiêu chuẩn phải tường minh thì mới đủ ảnh hưởng và mang lại hiệu quả. Các cuộc điều tra nội bộ đòi hỏi thông tin từ các bên liên quan ở địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, do đó cần hiểu đúng và đầy đủ ý.
 
    Được chứng nhận đạt chuẩn ISO 37001 không có nghĩa là không có tham nhũng nội bộ, tuân thủ tốt các điều khoản hay trách nhiệm liên đới của kiểm toán viên. ISO 37001 cần được điều chỉnh phù hợp hơn với văn hóa kinh doanh như: Quy rõ trách nhiệm với người có hành vi tham nhũng, hối lộ, lãnh đạo doanh nghiệp chủ động phối hợp với các bên liên quan để điều tra đồng thời đề ra quy định bảo vệ người tố giác nhằm khuyến khích họ lên tiếng. Bỡi lẽ tham nhũng gần như không được thực hiện đơn lẻ cũng như hối lộ là cách nhanh chóng đạt được mục tiêu riêng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người khác. 
 
    ISO 37001 thực chất không phải là bước tiến, không dung hòa được các nỗ lực quốc tế trong cuộc chiến PCTN, nhất là tại các nước đang phát triển - cần những cam kết chính trị nội bộ nghiêm túc.
                                                                                        Như Uyên
(Báo Thanh tra)
;
.