Ninh Bình: Ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018

Thứ Năm, 03/05/2018, 17:20 [GMT+7]
    Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình vừa ban hành quyết định số 524/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình tổng thể của tỉnh Ninh Bình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018.
 
    Với mục tiêu nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) Kế hoạch đã xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả THTK, CLP nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh quốc phòng và các nhiệm vụ quan trọng khác của tỉnh.
 
Hội nghị giao ban công tác phòng, chống tham nhũng tỉnh Ninh Bình
Hội nghị giao ban công tác phòng, chống tham nhũng tỉnh Ninh Bình
    Nhiệm vụ trọng tâm xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP năm 2018 là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh. Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó, coi trọng chất lượng tăng trưởng, tập trung tăng trưởng ngành công nghiệp và dịch vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với chính sách kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách, thực hiện dự toán Ngân sách Nhà nước đúng quy định của pháp luật. Tăng cường quản lý và sử lý và sử dụng hiệu quả vốn vay, quản lý và từng bước giải quyết nợ xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ, từng bước giảm dần tổng mức vay của ngân sách địa phương qua các năm. Thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017. Chống lãng phí trong mua sắm tài sản công thông qua việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua sắm qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chống lãng phí trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý ô nhiễm môi trường thông qua giám sát, thực hiện chặt chẽ quy trình giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhằm khắc phục tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, kém hiệu quả. Một số chi tiêu tiết kiệm trong các lĩnh vực: quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên Ngân sách nhà nước. Thực hiện siết chặt kỷ luật tài chính - NSNN đảm bảo chi NSNN tiết kiệm, hiệu quả, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi NSNN trong đó: Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, đẩy mạnh khoán chi hành chính. Giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác phí; phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, toạ đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xay dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia. Tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi, chưa xác định được nguồn kinh phí thực hiện.
 
    Năm 2018, các ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao. Chủ động bố trí nguồn lực, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh, chú trọng hỗ trợ thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm, hàng hoá nông sản đặc trưng của tỉnh Ninh Bình. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện các chương trình mục tiêu được phê duyệt theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công, trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, trong thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.
 
    Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là trách nhiệm của nười đứng đầu cơ quan, đơn vị trong THTK, CLP. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực THTK, CLP, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp như: thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát THTK, CLP. Kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về THTK, CLP. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hoá quản lý; kiên quyết đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi gây thất thoát, lãng phí; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong THTK, CLP.
                                                                                                    P.V
;
.