Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chủ Nhật, 30/11/2014, 04:30 [GMT+7]
Hỏi: Xin cho biết quy định của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Trả lời: Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (luật số 44/2013/QH13) được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam thông qua năm 2013 quy định người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với nhiệm vụ cải cách hành chính, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí trong phạm vi lĩnh vực, trong cơ quan, tổ chức được giao quản lý; xây dựng các giải pháp để thực hiện nhằm đạt được mục tiêu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm việc với UBND tỉnh về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn làm việc với UBND tỉnh về việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm về việc ban hành các văn bản cá biệt không phù hợp thực tiễn hoặc trái pháp luật gây lãng phí.
Chịu trách nhiệm cá nhân về việc tổ chức thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; định kỳ đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch và giải trình về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức mình.
Tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.
Bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của công dân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 6 của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Theo đó, công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Khi nhận được phản ánh về các hành vi lãng phí xảy ra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chỉ đạo kiểm tra, xem xét để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã phát hiện.
Người đứng đầu có trách nhiệm tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra nhân dân; tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ, kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền; xử lý hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với người trong cơ quan, tổ chức mình có hành vi gây lãng phí; thực hiện công khai việc xử lý hành vi gây lãng phí trong cơ quan, tổ chức.
Thu Thắm
(Theo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí)
;
.