Tố cáo tiếp và giải quyết vụ việc tố cáo tiếp

Thứ Hai, 14/09/2015, 14:19 [GMT+7]
    Hỏi: Xin cho biết, trường hợp nào thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp và vụ việc tố cáo tiếp được giải quyết như thế nào?
 
    Trả lời: Luật Tố cáo quy định, trường hợp quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết hoặc có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo.
 
Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân tại tỉnh Lâm Đồng
Hội nghị tập huấn phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân
tại tỉnh Lâm Đồng
    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý như sau:
 
    a) Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 21 của Luật Tố cáo mà tố cáo không được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, trình bày rõ lý do về việc chậm giải quyết tố cáo; có biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo;
 
    b) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là đúng pháp luật thì không giải quyết lại, đồng thời thông báo cho người tố cáo về việc không giải quyết lại và yêu cầu họ chấm dứt việc tố cáo;
 
    c) Trường hợp việc giải quyết tố cáo của người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp là không đúng pháp luật thì tiến hành giải quyết lại theo trình tự quy định tại Điều 18 của Luật Tố cáo như sau: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; Xác minh nội dung tố cáo; Kết luận nội dung tố cáo; Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo; Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Thu Thắm
;
.