Sáng 19/10, tại Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW đã họp để cho ý kiến về cácdự thảo: Báo cáo tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW; Báo cáo tóm tắt, Tờ trình gửi Bộ Chính trị; Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kiểm soát tài sản.
Các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì Cuộc họp. Tham dự Cuộc họp có các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo vàTổ Biên tập xây dựng Đề án là lãnh đạo và cán bộ các cơ quan: Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ.
|
Toàn cảnh Cuộc họp |
Tại Cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đã thảo luận và thống nhất đánh giá, trong gần 10 năm qua, Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị đã được triển khai thực hiện khá nghiêm túc, nhiều nội dung được nêu trong Chỉ thị đã được cụ thể hoá, thể chế hoá thành quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản đạt được kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn đã thay đổi nhiều so thời điểm khi ban hành Chỉ thị số 33; tham nhũng, tiêu cực đã được phát hiện, xử lí nghiêm minh nhưng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, vẫn là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ. Chính vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcđã và đang được chỉ đạo quyết liệt, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, đi vào chiều sâu, “không ngừng, không nghỉ”; đòi hỏi không chỉ dừng ở hoạt động kiểm tra, xác minh tài sản theo kê khai của cán bộ, đảng viên, công chức, mà cần phải tiến tới kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn với những biện pháp tích cực, chủ động, toàn diện hơn để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán, hợp thức hoá tài sản do tham nhũng mà có.
|
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu chỉ đạo tại Cuộc họp |
Tại Cuộc họp, các đại biểu đã cho ý kiến trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 129 cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức ở Trung ương; kết quả khảo sát thực tế tại một số địa phương và cơ quan Trung ương; tiếp thu ý kiến góp ý của 116 cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; ý kiến góp ý của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo, quản lý; kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về kê khai và công khai tài sản công chức,…; nêu ra những ưu điểm nổi bật, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất quan điểm, nhiệm vụ giải pháp cụ thể quan trọng, có tính đột phá để tham mưu Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao hiệu quả của việc kiểm soát tài sản, thu nhập, phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.
|
Đồng chí Võ Văn Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát biểu tại Cuộc họp |
Phát biểu tại Cuộc họp, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn của các thành viên Ban Chỉ đạo. Đồng chí yêu cầu Tổ Biên tập nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung, hoàn thiệncáctài liệu để báo cáo Bộ Chính trị; chú ý đánh giá kết quả cụ thể từng nội dung sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TWđể có những định hướng mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến kê khai tài sản, thu nhập, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập,…; góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tạ Anh Hưng