Đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương: Vụ Địa phương I phát huy tinh thần đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ

Thứ Tư, 10/04/2024, 11:01 [GMT+7]
    Ngày 08/4/2024, đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã làm việc với tập thể lãnh đạo, công chức Vụ Địa phương I. Sau khi nghe lãnh đạo Vụ báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của đơn vị trong quý I/2024, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II và cả năm 2024; các ý kiến phát biểu của lãnh đạo, cán bộ Vụ Địa phương I; thay mặt Lãnh đạo Ban, đồng chí Phó Trưởng Ban biểu dương, đánh giá cao Vụ Địa phương I đã có nhiều nỗ lực, cố gắng tham mưu, triển khai, hoàn thành tốt công việc được giao trong thời gian qua; nhất là đã bám sát,nắm tình hình địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp lãnh đạo Ban hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc,kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) và cải cách tư pháp ở 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng.

 

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
    Về nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Phó Trưởng Ban đề nghị lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức Vụ Địa phương I phát huy tinh thần đoàn kết, kỷ cương, trách nhiệm, tập trung phấn đấu hoàn thành tốt 10 nhóm nhiệm vụ công tác trọng tâm:

 

Đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
    (1) Phối hợp tổ chức tốt các hội nghị giao ban Cụm 6 tháng đầu năm, trong đó quan tâm phối hợp định hướng chuẩn bị chu đáo chương trình, nội dung giao ban, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, nhất là giúp các ban nội chính tỉnh uỷ, thành uỷ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tham mưu thực hiện công tác nội chính, PCTNTC và cải cách tư pháp ở địa phương.
 
    (2) Tham mưu, giúp Lãnh đạo Ban theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các Vụ Địa phương II, Địa phương III tham mưu Lãnh đạo Ban tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến 6 tháng đầu năm của các Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh. 
 
    (3) Chủ trì, phối hợp tham mưusơ kết 05 năm việc thực hiện Quy định số 194-QĐ/TW, ngày 23/5/2019 của Ban Bí thư về phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng và cải cách tư pháp để đánh giá toàn diện, thực chất các nội dung phối hợp; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong thời gian tới. Phối hợp với các vụ, đơn vị tham mưu Lãnh đạo Ban chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014, Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018, Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019, Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị; Kết luận số 69-KL/TW, ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư. 
 
    (4) Chủ động theo dõi, nắm tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Ban chỉ đạo hoặc tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo giải quyết các vấn đề phức tạp, nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài,… không để hình thành “điểm nóng”, không để bị động, bất ngờ.
 
    (5) Tăng cường phối hợp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực cấp độ 3; bảo đảm việc giải quyết đúng tiến độ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 
    (6) Tập trung xử lý kịp thời, hiệu quả các đơn thư gửi đến Ban theo đúng chức năng, nhiệm vụ của Vụ, tuyệt đối không để tồn đọng, kéo dài; thứ 6 hằng tuần, tổng hợp, báo cáo đồng chí Phó Trưởng Ban phụ trách về kết quả xử lý đơn thư. 
 
    (7) Quan tâm tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính, PCTNTC và cải cách tư pháp cho các ban nội chính địa phương, nhất là phổ biến, quán triệt Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. 
 
    (8) Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi địa bàn, thực hiện nghiêm quy chế làm việc, quy định về công tác theo dõi địa bàn. Cán bộ theo dõi địa bàn phải xây dựng chương trình, kế hoạch theo dõi địa bàn hằng tháng, quý, năm, báo cáo đồng chí Vụ trưởng phê duyệt và trình Lãnh đạo Ban phụ trách, trong đó dự kiến rõ nội dung cần nắm tình hình, thời gian, cơ quan, tổ chức sẽ làm việc,… Trước khi đi công tác địa bàn, phải xây dựng kế hoạch cụ thể, báo cáo Vụ trưởng để trình lãnh đạo Ban phụ trách. Định kỳ thứ 5 hằng tuần hoặc đột xuất, cán bộ theo dõi địa bàn báo cáo tình hình, kết quả theo dõi địa bàn với đồng chí Vụ trưởng để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Ban phụ trách. Chủ trì nghiên cứu, tham mưu xây dựng Sổ tay công tác theo dõi địa bàn để nâng cao hiệu quả công tác theo dõi địa bàn của Ban Nội chính Trung ương.
 
    (9) Phối hợp với các vụ, đơn vị tham mưu triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề năm 2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC tại các địa phương thuộc địa bàn theo dõi, phụ trách của Vụ Địa phương I.
 
    (10) Rà soát, hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác nội bộ, nhất là khẩn trương ban hành Quy chế làm việc của Vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu của đơn vị./.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc
Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Địa phương I, Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc

 

                                                                           Văn Dũng - Anh Hưng
 
.