Nâng cao tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Thứ Hai, 27/07/2015, 14:19 [GMT+7]
(BNCTW) - Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong quý II năm 2015, Bộ Tư pháp đã triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” (gọi tắt là Đề án 4061), Bộ Tư pháp đã ban hành Văn bản số 1932/BTP- PBGDPL ngày 22/4/2015 hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chỉ đạo điểm Đề án 4061. Theo đó, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cơ quan chủ trì là Sở Tư pháp) tiến hành xây dựng ít nhất 02 điểm chỉ đạo thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng là: 01 cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức và 01 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã có hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015, trong đó tập trung triển khai các nội dung tuyên truyền: Các quy định của hiến pháp năm 2013 có liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành trong năm 2014, 2015; quy định pháp luật về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật tiếp công dân; Luật khiếu nại; Luật tố cáo; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn…
Thanh tra Chính phủ và Thông tấn xã Việt Nam ký Quy chế phối hợp thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng |
Tổng Thanh tra Chính phủ và Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan trong công tác thông tin tuyên truyền đã ký kết Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan trong công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra; hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ các bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt một số văn bản pháp luật về PCTN như: Nghị định số 90/2013/ NĐ- CP ngày 8/8/2013 của Chính phủ và Thông tư 2/2014/TT- TTCP ngày 29/4/2014 của Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Thông tư 4/2014/TT-TTCP ngày 18/9/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về nhận định tình hình tham nhũng và đánh gia công tác phòng, chống tham nhũng; Thông tư liên tịch số 01/2011/TTL-TTCP- BNV ngày 16/3/2015 giữa Thanh tra Chính phủ và Nội bộ về quy định khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tố cáo hành vi tham nhũng cho toàn thể công chức, viên chức cơ quan Thanh tra Chính phủ. Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã yêu cầu mỗi công chức, viên chức ngành Thanh tra, dù trên cương vị công tác nào cũng cần quán triệt các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng để có thể tuyên truyền, hướng dẫn, thực thi pháp luật đúng đắn, kịp thời.
Từ kết quả của Chương trình Sáng kiến phòng, chống tham nhũng (VACI), Thanh tra Chính phủ triển khai Chương trình “Nhân rộng sáng kiến Phòng, chống tham nhũng Việt Nam”. Trên cơ sở các tiêu chí đề ra, sẽ lựa chọn 10 đề án đểnhân rộng. Các cơ quan, tổ chức và đơn vị tham gia Chương trình nhân rộng sẽ có cơ hội được tìm hiều về các đề án phòng, chống tham nhũng để tham khảo trong quá trình thực hiện nhân rộng.
Ngô Sỹ Giang
;