Bộ Tư pháp: Ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022
Chủ Nhật, 13/02/2022, 05:55 [GMT+7]
Bộ Tư pháp vừa ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2022.
Mục đích của Kế hoạch là tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đề xuất kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp gồm: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng; lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
Một Hội nghị của Bộ Tư pháp |
Nội dung Kế hoạch tập trung vào thực hiện 02 nhóm nhiệm vụ: (1) Theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước. Đây là nhóm nhiệm vụ do Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chủ trì tham mưu, giúp Bộ trưởng Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. (2) Kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước; tổ chức thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật; xây dựng báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ; theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Bộ trưởng Tư pháp việc thực hiện kế hoạch.
Trên cơ sở Kế hoạch đã ban hành, các đơn vị thuộc bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Thanh tra Bộ, Cục Trợ giúp pháp lý thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo Kế hoạch này. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp việc thực hiện Kế hoạch.
Quỳnh Trang