Ban Nội chính Trung ương: Hoàn thành tốt 18 nhóm nhiệm vụ trọng tâm và 350 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2023
Ngày 25/12/2023, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương chủ trì và kết luận Hội nghị. Trang Thông tin điện tử tổng hợp Ban Nội chính Trung ương trân trọng giới thiệu những nội dung chính trong bài phát biểu này. Đầu đề do Ban Biên tập đặt. |
I. Kết quả công tác năm 2023
Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khối lượng công việc lớn, khó, phức tạp, nhạy cảm. Nhưng nhờ có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết, phấn đấu của toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên của Ban; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của 02 Ban Chỉ đạo; sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, chúng ta đã hoàn thành cơ bản toàn diện các nhiệm vụ công tác với 18 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, 350 nhiệm vụ cụ thể, có nhiệm vụ vượt yêu cầu đề ra, nhiều mặt công tác có chuyển biến rõ rệt hơn các năm trước, để lại dấu ấn tốt, được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao. Báo cáo đã nêu đầy đủ, tôi xin khái quát trên 08 nhóm kết quả lớn sau đây:
Một là, tập trung tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC và tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh, góp phần tiếp tục đẩy mạnh, tạo bước tiến mới trong công tác PCTNTC cả ở Trung ương và địa phương, cơ sở. Nhất là, (1) Tham mưu đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các Phiên họp của Ban Chỉ đạo, Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC, ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu; (2) Hoàn thành biên tập và tổ chức tốt lễ ra mắt cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được tiến hành rất trang trọng, thiết thực, ý nghĩa và tích cực tuyên truyền, phổ biến về nội dung, giá trị cơ bản, cốt lõi của cuốn sách, góp phần nâng cao nhận thức, lý luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác đấu tranh PCTNTC; (3) Tham mưu chỉ đạo tăng cường, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; nhất là, tiếp tục đôn đốc việc thực hiện Kết luận kiểm tra của Ban Chỉ đạo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản(1); tham mưu kiểm tra, thanh tra một số lĩnh vực chuyên môn sâu, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực(2), các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Đồng thời, tập trung tham mưu tiến hành kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTC thành pháp luật của Nhà nước(3); giám sát, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sơ hở, sai phạm trong xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tài sản công, định giá, tự chủ tài chính, chứng khoán doanh nghiệp...,(4); (4) Tập trung hướng dẫn, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh, thành phố(5); tổ chức tốt Hội nghị sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh, được đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao, góp phần đẩy mạnh công tác PCTNTC ở địa phương, cơ sở, từng bước khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trước đây, giờ đây “trên nóng” và dưới cũng đang “nóng” lên (từ đầu năm đến nay, các địa phương đã phát hiện, khởi tố 684 vụ án, 1.953 bị can về tội tham nhũng (tăng gấp 1,8 lần về số vụ so với năm 2022); nhiều địa phương đã khởi tố các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, liên quan đến cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và cán bộ diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý, trong đó có cả nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh).
Đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu kết luận Hội nghị (ảnh Đặng Phước) |
Hai là, công tác theo dõi, đôn đốc, tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc có nhiều cố gắng; chủ động, nhạy bén, quyết liệt, hiệu quả hơn. Điểm mới, kết quả nổi bật trong công tác này là: (1) Tiếp tục tham mưu chỉ đạo thực hiện tốt hơn cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của Thường trực Ban Chỉ đạo; (2) Tham mưu chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác giám định, định giá tài sản (từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã ban hành 46 kết luận giám định, định giá tài sản; từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đã ban hành 162 kết luận giám định, định giá tài sản, góp phần thúc đẩy tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; chỉ còn 09 quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá còn chậm tiến độ); (3) Kiên trì, quyết liệt, công tâm, khách quan trong tham mưu chủ trương, quan điểm chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp(6) (Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Công ty AIC, Công ty Việt Á, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB,...); tham mưu đưa một số vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; tham mưu chỉ đạo, ban hành chủ trương phân hóa diện đối tượng xử lý trong một số vụ án, vụ việc đặc biệt nghiêm trọng phức tạp, dư luận xã hội quan tâm thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo phù hợp với bối cảnh, điều kiện, nguyên nhân phát sinh vi phạm, tội phạm, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ; tham mưu, chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt các bị can, bị cáo đang bỏ trốn trong vụ án liên quan đến Công ty AIC, đây là những vấn đề mới, chưa có tiền lệ trong quá trình xử lý các vụ án nói chung và các vụ án tham nhũng, tiêu cực nói riêng, gỡ được “nút thắt” quan trọng... góp phần tạo bước chuyển biến mới trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; (4) Tích cực hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo chuyển biến trong xử lý nhiều vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp ở địa phương; công tác tham mưu chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc cấp độ 3 có nhiều cố gắng; quan tâm nhiều hơn trong tham mưu, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc phức tạp, kéo dài, dư luận quan tâm, nhất là tập trung nghiên cứu, tham mưu xử lý vụ án tại Long An, Hải Phòng,...
Ba là, tập trung nghiên cứu, xây dựng 07 Đề án lớn về công tác nội chính, PCTNTC và cải cách tư pháp(7). Nhất là, tập trung tham mưu xây dựng trình Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án(8); báo cáo chuyên đề tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đấu tranh PCTNTC qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới và nhiều Đề án quan trọng khác trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo chương trình, kế hoạch đề ra.
Bốn là, tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và hoạt động của ngành Nội chính Đảng. Nhất là, hoàn thành xây dựng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ của ngành Nội chính Đảng; ban hành và tích cực triển khai kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị và Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư tại một số tỉnh ủy, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương(9); phối hợp, tham mưu tích cực triển khai kiểm tra công tác cán bộ theo Kế hoạch của Bộ Chính trị tại Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ, Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quan tâm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp hoạt động với các cơ quan liên quan(10).
Năm là, tích cực nghiên cứu, nâng cao chất lượng thẩm định, tham gia các đề án, văn bản quan trọng liên quan đến công tác nội chính, PCTNTC, cải cách tư pháp và công tác cán bộ. Nhất là, tham gia ý kiến sâu về những vấn đề nhạy cảm, còn nhiều ý kiến khác nhau trong các dự án luật, các vấn đề liên quan chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia; chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Đề án “Xây dựng Bộ chỉ số đánh giá của người dân đối với hoạt động tư pháp” do Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam xây dựng; phối hợp, tham mưu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tham gia công tác cán bộ có nhiều cố gắng, chất lượng, thực chất hơn, nhất là đã tham gia ý kiến rất trách nhiệm, thẳng thắn trong thẩm định nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV, cơ bản bảo đảm chặt chẽ, khách quan.
Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu xử lý những vấn đề nổi lên về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và những vấn đề bức xúc, khiếu nại, tố cáo của Nhân dân. Tiến hành sơ kết 05 năm thực hiện chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư về giao ban công tác nội chính; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giao ban bằng nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả hơn(11),...; quan tâm chỉ đạo phối hợp nghiên cứu, tham mưu chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án thuộc lĩnh vực nội chính ở một số địa phương. Tập trung xử lý những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng, tạo chuyển biến trong công tác xử lý đơn thư theo đúng quy định.
Bảy là, công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế được triển khai tích cực, đạt nhiều kết quả. Nhất là, đã hoàn thành nghiệm thu cơ sở 08 Đề tài, Đề án cấp ban Đảng(12) và tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề tài trọng điểm: “Công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương về lĩnh vực nội chính qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới - Thực trạng, vấn đề đặt ra và giải pháp” phục vụ xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng; tổ chức tốt buổi làm việc với Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Ban; tích cực biên soạn, phát hành cuốn sách: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”. Phối hợp, triển khai tốt các đoàn công tác của đồng chí Trưởng Ban và các đồng chí Phó Trưởng Ban thăm, làm việc tại nước ngoài; hoàn thành ký kết Kế hoạch triển khai Bản ghi nhớ với Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2023-2027 nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vừa qua.
Tám là, công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị, công tác tổ chức, cán bộ, thi đua, khen thưởng, hoạt động của công đoàn, đoàn thành niên ngày càng đi vào nền nếp, bài bản, đạt nhiều kết quả. Tích cực quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết mới của Trung ương; chất lượng, hiệu quả hoạt động của các vụ, đơn vị ngày càng đồng đều hơn, kỷ luật, kỷ cương cơ bản được giữ vững. Tiếp tục tuyển dụng, bổ sung biên chế, kiện toàn lãnh đạo các vụ, đơn vị. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ quan; tổ chức tốt Đại hội Công đoàn cơ quan nhiệm kỳ 2023-2028, Công đoàn, Đoàn Thanh niên có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, góp phần phục vụ hiệu quả nhiệm vụ chính trị của Ban. Hoạt động của Tạp chí, Văn phòng có nhiều cố gắng, phục vụ chu đáo, kịp thời hoạt động của Ban và 02 Ban Chỉ đạo.
Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Ban, Tôi biểu dương các Vụ, đơn vị và toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, nhân viên của Ban đã nỗ lực cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác trong năm 2023; trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương và các cơ quan báo chí trong thời gian qua.
3. Tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nghiên cứu, thẩm định, tham mưu, đề xuất về một số vấn đề lớn trong các dự án luật, đề án, văn bản quan trọng về nội chính, PCTNTC và cải cách tư pháp. Nhất là, tập trung nghiên cứu, tham gia ý kiến sâu vào các quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC, lợi ích nhóm trong công tác xây dựng pháp luật chuẩn bị trình Bộ Chính trị tới đây; các Đề án liên quan đến tổ chức, hoạt động các cơ quan nội chính; các dự án Luật dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 01 tới đây và trong năm 2024, đặc biệt là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi), Luật Công đoàn (sửa đổi)... Quan tâm hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học đã đăng ký theo kế hoạch; chắt lọc, tổng hợp những kết quả chính, kiến nghị đề xuất cụ thể trong mỗi đề tài, đề án; chú trọng xây dựng, sử dụng đội ngũ chuyên gia, cộng tác viên chuyên sâu trên các lĩnh vực để nâng cao hiệu quả công tác tham mưu.
4. Tiếp tục nâng cao hơn nữa trách nhiệm, bản lĩnh, chất lượng trong tham gia ý kiến về công tác cán bộ, nhất là đối với cán bộ cấp chiến lược. Do vậy, lãnh đạo, cán bộ được phân công theo dõi địa bàn phải nắm chắc tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương và thông tin về cán bộ; cập nhật đầy đủ, thống nhất, đồng bộ thông tin về cán bộ có liên quan đến các vụ án, vụ việc, các khiếu nại, tố cáo, dư luận nổi lên; khắc phục cho được tình trạng trả lời chậm, trả lời không đúng mục đích, yêu cầu về công tác cán bộ.
5. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, nắm tình hình, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về công tác nội chính và PCTNTC ở địa phương và các bộ, ngành Trung ương. Nhất là: (1) Tích cực, chủ động nắm, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11-KH/TW của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết. Bài học đặt ra là chúng ta phải hết sức sâu sát, quyết liệt, kịp thời đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở, tham mưu chỉ đạo xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Nhất là, tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện kế hoạch, chương trình hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị; những nhiệm vụ đặt ra trong năm 2023 chưa hoàn thành(14), những nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2024 và trước năm 2025 phải hoàn thành(15) ; (2) Tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả, phối hợp tổ chức tốt Hội nghị giao ban công tác nội chính hàng tháng, hàng quý, giao ban chuyên đề, chuyên sâu để kịp thời tham mưu lãnh đạo Đảng, Nhà nước chỉ đạo xử lý; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác theo dõi địa bàn, đi vào chiều sâu, kịp thời phát hiện, tham mưu chỉ đạo xử lý những vấn đề phức tạp, nảy sinh trên địa bàn, nhất là những vụ việc tập trung đông người, phản ứng gây mất ổn định về an ninh, trật tự, có nguy cơ thành “điểm nóng”; các vụ việc liên quan dân tộc, tôn giáo, các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, dai dẳng, tụ tập hò hét trước trụ sở cơ quan nhà nước và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo...; (3) Tăng cường kiểm tra, giám sát, tập huấn, thực hiện nghiêm quy định về xử lý đơn thư gửi Ban và Ban Chỉ đạo; (4) Khẩn trương xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát về công tác nội chính, PCTNTC và cải cách tư pháp của Ban năm 2024 bảo đảm thiết thực, hiệu quả; (5) Tham mưu, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; (6) Triển khai có hiệu quả các kế hoạch thực hiện các quy chế phối hợp với các cơ quan; tiến hành ký Quy chế phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ.
(1) Kế hoạch số 18-KH/BCĐTW, ngày 23/3/2022 của Ban Chỉ đạo.
(2) Thanh tra việc phát hành, sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh bất động sản; thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng.
(3) Kế hoạch số 35-KH/BCĐTW, ngày 07/8/2023 của Ban Chỉ đạo.
(4) Thông báo Kết luận số 33-TB/BCĐTW, ngày 15/5/2023 Thông báo Kết luận tại Cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo.
(5) Tổ chức tốt Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Ban Nội chính Trung ương với Ban Chỉ đạo PCTNTC tỉnh, thành phố và ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy Quý 1/2023; Tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh, được đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đánh giá cao; Hội nghị có tác động lớn đến công tác PCTNTC ở địa phương; vừa cổ vũ, động viên, vừa hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho địa phương.
(6) Ban hành 75 văn bản đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo về chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp; chủ trì, tổ chức 11 cuộc họp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thống nhất đường lối xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
(7) Gồm: (1) Đề án Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; (2) Đề án: “Sửa đổi Quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao”; (3) Đề án về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; (4) Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; (5) Đề án nghiên cứu, đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; (6) Đề án cơ chế bảo vệ các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; (7) Đề án xây dựng báo cáo chuyên đề tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đấu tranh PCTNTC qua 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới.
(8) Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
(9) Kế hoạch số 134-KH/BNCTW, ngày 01/6/2023 của Ban Nội chính Trung ương về kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, Quy định số 11-QĐi/TW, Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị và Kết luận số 69-KL/TW của Ban Bí thư tại một số tỉnh ủy, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương.
(10) Ký kết Quy chế phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội; ban hành kế hoạch thực hiện quy chế phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; tiến hành sơ kết Quy chế phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; triển khai xây dựng Quy chế phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ…
(11) Tổ chức các hội nghị giao ban chuyên đề chuyên sâu về công tác nội chính: Về tình hình tổ chức, hoạt động của luật sư; việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng quỹ, tài sản của các hội.
(12) (1) Đề tài “Phòng ngừa “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta - Thực trạng và giải pháp”; (2) Đề tài “Hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong lĩnh vực PCTN tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”; (3) Đề tài “Nâng cao hiệu quả tham mưu của Ban Nội chính Trung ương với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về PCTN”; (4) Đề án “Một số giải pháp góp phần đẩy lùi tình trạng “tham nhũng vặt” trong giải quyết các thủ tục hành chính ở nước ta hiện nay”; (5) Đề tài “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan tư pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”; (6) Đề tài “Đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp hướng tới các mục tiêu “không muốn, không thể, không dám, không cần tham nhũng” trong đấu tranh PCTN ở Việt Nam”; (7) Đề tài “Hoàn thiện điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện quyền tư pháp đáp ứng yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”; (8) Đề án cấp cơ sở “Công tác tham mưu chỉ đạo xử lý một số vụ việc, vụ án liên quan đến tín dụng, ngân hàng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm - Thực trạng và giải pháp”.
(13) Như: (1) Ban hành Nghị quyết hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; (2) Tổ chức rút kinh nghiệm trong phối hợp, thông tin, tuyên truyền xét xử vụ án tại Cục Lãnh sự; (3) Xem xét kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật vụ án Buôn lậu tại Đồng Nai;...
(14) Đảng đoàn Quốc hội tham mưu Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật (hoàn thành trong năm 2023); Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo tham mưu quy định về kiểm soát quyền lực, PCTNTC trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công (hoàn thành trong năm 2023);...
(15) - Đảng đoàn Quốc hội: Chù trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Đề án về đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả (hoàn thành trong năm 2024); chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; Đề án đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đề án đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp (hoàn thành trong năm 2024); Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng mở rộng và phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp của Nhân dân (hoàn thành trong năm 2024);...
- Ban cán sự đảng Chính phủ: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền hành pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp (hoàn thành trong năm 2024).
- Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp sai trái trong hoạt động tư pháp (hoàn thành trước năm 2025); Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của cơ quan thực hiện quyền tư pháp đối với các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp (hoàn thành trước năm 2025);...
|